Tại sao phải cúng ông công ông táo trước 12 giờ trưa
on 12th January 2019
| 687 views

Lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành từ chiều 22, hoặc sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, muộn nhất là 12h ngày 23. Vậy tại sao tại sao phải cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa?

Theo tục cổ truyền trong văn khấn tết thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ “đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nhà bếp. Ngày 23 tháng Chạp – ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo, mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa ở những nơi trang trọng.

Ông Táo là 3 vị đầu rau (2 nam, 1 nữ) trông coi việc bếp núc trong gia đình. Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời, người dân thường gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.

Theo các vị đã xuất ra cho biết việc đọc văn khấn cúng rằm tháng giêng hay những ngày lễ khác đều phải thành tâm. Lễ vật không quá cầu kỳ và đặt nặng vấn đề ở đó, có điều kiện thì làm mâm cơm canh không đơn giản là hoa quả thôi cũng được. Vàng mã, quần áo… bằng giấy không nên đốt nhiều vì vừa lãng phí mà không thể hiện được cái tâm hướng thiện của mình.

Tại sao phải cúng ông công ông táo trước 12 giờ trưa
Tại sao phải cúng ông công ông táo trước 12 giờ trưa

Vậy tại sao phải làm trước 12 giờ trưa 23 tháng chạp? Người Việt Nam quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

Lễ đọc văn khấn ông công ông táo, cúng tiễn đưa Ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, hoặc sáng sớm ngày 23. Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên thiên đình.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Nguồn: https://thuoctranhthai.vn/