Những điều quan trọng cần biết trước khi mang thai
on 25th January 2016
| 1535 views

Thực tế cho thấy, nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt sức khỏe sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ thai, chất lượng phôi thai và sức khỏe của mẹ và bé sau này. Hãy chú ý các dấu hiệu mang thai sớm để chuẩn bị sức khỏe tốt khi mang thai bạn nhé.

Từ bỏ chế độ ăn kiêng và giảm cân:

Nếu như bạn đang trong giai đoạn ăn kiêng và tập thể dục để giảm cân thì nên dừng lại ngay nếu có ý định sinh con, trừ khi bạn đang bắt buộc giảm cân và ăn kiêng do béo phì hay tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ. Việc giảm cân, ăn kiêng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn, giảm khả năng thụ thai. Cơ thể phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì mới giúp tăng khả năng thụ thai và khi mang thai, thai nhi cũng phát triển tốt hơn. Mỗi ngày, chị em cần đảm bảo từ 2200-2400 kilo calo.

Xem thêm: Cách làm mứt dừa cực ngon đón tết.

Bên cạnh đó, người mẹ cũng tránh được các bệnh lý thai kỳ như huyết áp, tiểu đường, thiếu máu, thiếu Iot,…Đặc biệt là cần bổ xung canxi qua các thực phẩm như sữa, rau quả xanh thẫm,…

kham-suc-khoe-tien-hon-nhan-khoe-roi-moi-yeu
Ảnh minh họa
Giảm bớt căng thẳng và áp lực công việc

Nếu công việc của bạn đang căng thẳng, khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo lắng thì hãy giảm bớt cường độ công việc, dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn. Quá căng thẳng vì áp lực công việc sẽ khiến cho phụ nữ khó có thai hơn, làm cho thời điểm rụng trứng thay đổi hoặc ảnh hưởng đến khả năng bám vào tử cung của phôi.

Xem thêm: Cách gói bánh chưng xanh ngày tết.

Khám sức khỏe tiền sản

Việc chuẩn bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản giúp bạn có sự chuẩn bị tốt về sức khỏe cũng như tâm lý chuẩn bị mang thai, mà còn giúp bạn chủ động phòng ngừa những bệnh tật liên quan đến sức khỏe sinh sản, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh con như viêm nhiễm phụ khoa, những bệnh lây qua đường tình dục và có những biện pháp xử lý đúng đắn để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Thắm, đến từ BV Phụ sản Mê Kông TPHCM chia sẻ: Các chị em trước khi quyết định có con nên đi khám sức khỏe sinh sản (khám tiền sản). Các bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm tổng quát để kiểm tra nhóm máu, thiếu máu, đường huyết, chức năng gan, thận,…hay các bệnh lây qua đường tình dục. Việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai còn giúp các bác sĩ phát hiện xem bạn có viêm nhiễm phụ khoa hay không, vì viêm nhiễm phụ khoa có thể gây sảy thai, vỡ ối sớm, ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi sau này. Vì thế, việc đầu tiên khi chuẩn bị mang thai là phải giữ vệ sinh cẩn thận để phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra, 6 tháng trước khi mang thai, các chị em cũng nên đi tiêm phòng các bệnh như viêm gan siêu vi B, sởi, rubenla,… vì khi mẹ mắc các bệnh này trong thời kỳ mang thai, tỉ lệ dị tật ở thai nhi là rất cao. Đồng thời uống bổ sung viên sắt và Axit folic nhằm giảm tỉ lệ dị tật ống thần kinh cho em bé.

Ngừng uống thuốc tránh thai trước 6 tháng

Có rất nhiều người quan niệm rằng nếu muốn có thai, chỉ cần dừng uống thuốc tránh thai là được, tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Nếu muốn có thai, bạn phải ngừng uống thuốc tránh thai trước 6 tháng và chuyển sang sử dụng các biện pháp tránh thai khác để giúp buồng trứng hoạt động lại bình thường. Trứng trong vòng 14 ngày từ khi sinh ra đến khi chín rất dễ bị tác động xấu từ các loại thuốc, vì thế 20 ngày trước khi thụ thai, không nên uống bất cứ loại thuốc nào cũng như sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá,…

Hy vọng, với những kiến thức trên, các chị em phụ nữ sẽ có những chuẩn bị cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh.