LATEST NEWS
Lựa chọn máy chủ như thế nào?
on 3rd Tháng Ba 2016
| 1076 views

Ngày nay việc ứng dụng seo hosting vào sản xuất kinh doanh là điều mà doanh nghiệp ngày càng quan tâm. Dịch vụ máy chủ từ đó phát triển theo với nhiều loại hình.

Lựa chọn máy chủ nào ?

Lựa chọn máy chủ nào ?

TÌM HIỂU MÁY CHỦ ?
Việc sử dụng máy chủ ten mien gia re cho doanh nghiệp vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí và mang lại lợi ích thật sự cho doanh nghiệp là điều mà các quản trị mạng nên làm. Tại Việt Nam hiện nay để tự trang bị và sở hữu một máy chủ là điều không quá khó với các doanh nghiệp. Để triển khai xây dựng và thiết kế web cho riêng mình, việc thuê một chỗ đặt máy chủ để chạy trang web hay đơn thuần là dịch vụ email doanh nghiệp để hoạt động trong quá trình kinh doanh.

chỗ đặt máy chủ
Chỗ đặt máy chủ không còn là điều quá xa vời với doanh nghiệp.

Bạn có thể hiểu đơn thuần máy chủ là một máy tính được kết nối với một mạng máy tính hoặc internet, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và tùy theo nhu cầu mà quản trị viên cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Để có được một máy chủ ổn định hoạt động cho các nhu cầu doanh nghiệp cần hiểu một số thông tin cơ bản về máy chủ internet. Bài viết này sẽ cô đọng một số vấn đề cơ bản nhất về máy chủ và các dịch vụ máy chủ tại Việt Nam.
CÓ NHỮNG LOẠI MÁY CHỦ NÀO?
Tùy theo mục đích và công năng sử dụng mà tại Việt Nam thông thường có 3 dịch vụ máy chủ là: Máy chủ ảo (VPS Server) và máy chủ riêng (Dedicated Server) và máy chủ đám mây (VPS Server).

>>>>> Tham khảo thêm bài viết về reseller hosting

  • Máy chủ riêng (Dedicated Server): thường sử dụng cho dịch vụ máy chủ riêng và là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng, . Việc nâp cấp hoặc thay đổi cấu hinh của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ
  • Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS): là dạng máy chủ được tạo thành với phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa chia tách từ một máy chủ riêng ra nhiều máy chủ ảo khác nhau. Tuy nhiên việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.
  • Máy chủ đám mây (Cloud Server): là máy chủ được kết hợp nhiều từ máy chủ vật lý khác nhau với việc sử dụng công nghệ và hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế tình trạng downtime. Ngoài ra việc nâng cấp dễ dàng hơn với máy chủ đám mây.

Phân biệt 3 loại máy chủ (server): máy chủ ảo, máy chủ riêng, máy chủ đám mây

cloud server
Cloud server

 

Dedicated Server
Dedicated Server

 

vps server
Vps server

 

Tính sẵn sàng
  • Data lưu trữ tập trung trên hệ thông SAN không lưu trên Server vật lý
  • Data được backup đều đặn
  • Nếu có 1 Server vật lý bị lỗi, Cloud Server của bạn vẫn hoạt động ổn định
  • Tất cả data sẽ được lưu trữ trên máy vật lý (Rủi ro cao)
  • Chỉ cần 1 HDD bị hỏng có thể toàn bộ data của bạn sẽ mất
  • Việc triển khai backup tốn nhiều chi phí
  • VPS được khởi tạo và chạy trên 1 máy chủ vật lý
  • Vào thời gian cao điểm máy chủ vật lý có thể treo dẫn đến các VPS có thể tạm ngưng hoạt động
Khả năng mở rộng
  • Khả năng mở rộng là ngay lập tức khi có nhu cầu
  • Hạ cấp Server khi cảm thấy không cần sử dụng nhiều tài nguyên như thế
  • Khả năng sử dụng tài nguyên linh hoạt giúp tiết kiệm chi phí
  • Nâng cấp phức tạp vì phải mua thiết bị phần cứng chuyên dụng
  • Thời gian downtime Server cao khi nâng cấp
  • Chi phí phần cứng cao
  • Các tài nguyên được ảo hóa và cung cấp cho người dùng VPS
  • Không thể nâng cấp tài nguyên lớn vì server vật lý sẽ không đủ tài nguyên cung cấp
Chi phí
  • Bạn chỉ cần chi trả cho những gì bạn sử dụng (Cpu, Ram, Dung lượng,..)
  • Bạn có thể nâng cấp/ ha cấp tài nguyên giúp bạn tiết kiệm được chi phí
  • Trả chi phí cho toàn bộ máy chủ vật lý
  • Để duy trì Server bạn cần trả các khoản chi phí điện, hệ thống mạng, chi phí bảo trì Server
  • Bạn phải chi trả số tiền theo cấu hình Vps của bạn đã mua
  • Việc sử dụng chung Server vật lý khiến VPS của bạn bị phụ thuộc

PHÂN LOẠI THEO CÔNG NĂNG.
Căn cứ theo công dụng, chức năng của máy chủ người ta phân ra các loại máy chủ: Web server, Database server, FTP server, SMTP server (email sever), DNS sever, DHCP server.

  • Máy chủ web (Web Server) là máy chủ mà trên đó cài đặt phần mềm phục vụ cho nhu cầu trang web. Tất cả các web server đều hiểu và chạy được các file *.htm và *.html. Tuy nhiên mỗi web server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như Apache dành cho *.php…; Sun Java system web server của SUN dành cho *.jsp,  llS của Microsoft dành cho *.asp, *.aspx…
  • Máy chủ Database (Database Server): máy chủ mà trên đó có cài đặt phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu. Các hệ quản trị CSDL đang hoạt động như: SQL server, MySQL, Oracle…
  • Máy chủ FTP (FTP server): dùng để truyền tải và lưu trữ file, giao thức FTP (viết tắt của File Transfer Protocol dịch ra là “Giao thức truyền tập tin”) thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet – mạng ngoại bộ – hoặc intranet – mạng nội bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy khách). Máy chủ FTP dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Máy khách chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ.
  • Máy chủ SMTP (SMTP server): dùng để hoạt động cho các dịch vụ email doanh nghiệp, giao thức SMTP (Simple Mail Transfer Protocol – giao thức truyền tải thư tín đơn giản) là một chuẩn truyền tải thư điện tử (Email) qua mạng Internet. Giao thức SMTP server giúp gửi mail đến các địa chỉ email khác trên internet.
  • Máy chủ DNS (DNS Server) là máy chủ phân giải tên miền. Mỗi máy tính, thiết bị mạng tham gia vào mạng Internet đều kết nối với nhau bằng địa chỉ IP (Internet Protocol). Để thuận tiện cho việc sử dụng và dễ nhớ ta dùng tên (domain name) để xác định thiết bị đó. Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System) được sử dụng để ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP.
  • Máy chủ DHCP (DHCP server): DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol – giao thức cấu hình động máy chủ) là một giao thức cấu hình tự động địa chỉ IP. Máy tính được cấu hình một cách tự động vì thế sẽ giảm việc can thiệp vào hệ thống mạng. DHCP server là máy chủ có cài đặt dịch vụ DHCP, nó có chức năng quản lý sự cấp phát địa chỉ IP động và các dữ liệu cấu hình TCP/IP. Ngoài ra còn có nhiệm vụ trả lời khi DHCP Client có yêu cầu về hợp đồng thuê bao.

CÓ BAO NHIÊU HÃNG SẢN XUẤT MÁY CHỦ.

  • Có rất nhiều hãng sản xuất máy chủ, riêng trong bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu các hãng sản xuất máy chủ có thương hiệu và đang hoạt động tại Việt Nam. Thị trường máy chủ dành cho các HP (Hosting controler) thường sử dụng thương hiệu Supper Micro, đa phần các HP đề chạy các dịch vụ webhosting, register tên miền, máy chủ ảo. Với giá rẻ hơn so với các thương hiệu khác nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và độ ổn định, Supper Micro là máy chủ bạn nên quan tâm.
  • Với các dòng máy chủ IBM, HP phù hợp với các công ty vừa và lớn vì đảm bảo ổn định với hệ thống phần mềm bảo mật đi kèm giúp tiết kiệm thời gian cài đặt và chi phí phụ trội cho các phần mềm ngoài ra mức độ tương thích giữa các phần mềm với máy chủ cũng cao hơn so với việc sử dụng phần mềm hãng thứ 3, ngoài ra việc backup và bảo mật dữ liệu giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian xây dựng máy chủ.
  • Có thể thống kê cách hãng có thương hiệu tại Việt Nam theo các dòng: Máy chủ IBM, Máy chủ Dell, Máy chủ SuperMicro, Máy chủ Cisco, Máy chủ HP.
  • Sử dụng máy chủ nào cũng được nhưng quan trọng nhất vẫn là mục đích hoạt động của doanh nghiệp, nếu chỉ đơn thuần là dịch vụ email doanh nghiệp, hay register tên miền để chạy trang web, bạn nên sử dụng máy chủ supper Micro để tự cài đặt các phần mềm vận hành với chi phí tiết kiệm hơn. Nếu cần độ ổn định, bảo mật, tiện ích đi kèm thì nên dùng HP hay IBM, DELL để tiết kiệm thời gian cài đặt và vận hành trong công tác quản trị mạng.

Lời kết:

Tùy theo mục đích sử dụng của bạn, có thể là nhu cầu thiết kế trang web để kinh doanh mua bán trực tuyến, hay máy chủ cho các dịch vụ linux hosting hoặc dịch vụ window hosting mà bạn lựa chọn máy chủ, mục đích sử dụng để có được máy chủ ưng ý. Hãy đừng quên để lại lời nhắn, chúng ta cùng thảo luận về vấn đề này nhé.