Hướng dẫn trị hăm tã ở trẻ nhỏ
on 21st September 2017
| 737 views

Khi bé bị hăm tã, những cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh từ dân gian như thường xuyên “thả rông” cho bé luôn được mẹ tin dùng bởi nó hoàn toàn vô hại đối với bé. Thế nhưng, cuộc sống bận rộn, không phải bà mẹ nào cũng có thể có thời gian để áp dụng các cách trên với con mình. Cùng chuyên gia trang dinh dưỡng cho bà bầu tìm hiểu điều này nhé!

Chị Nguyễn Minh Hương (Q.3, TP.HCM) cho biết vì ông bà nội, ngoại ở ngoài Bắc nên khi sinh con xong, ở cữ một tháng là chị phải một mình vừa chăm con vừa tất bật làm việc nhà. Chị không có nhiều thời gian để dùng tã vải hay rửa cho bé thường xuyên. “Những tháng đầu, bé bị hăm tã rất ghê, mình rửa cho con bằng nước trà xanh, khổ qua, thường xuyên cho bé “thả rông” thì tình trạng cải thiện nhưng đâu có làm thế mãi được khi mà một mẹ, một con mệt đến đứt hơi”.


Những điều các bậc cha mẹ không nên làm bị bé bị hăm tã

Quên không thay tã trong nhiều giờ
Quấn tã quá chặt
Bôi phấn rôm (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã)
Sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi (điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng).
Cách chăm sóc khi trẻ bị hăm tã

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã nhưng phổ biến nhất là do nước tiểu của bé đọng lại quá lâu nếu mẹ ít thay tã. Hăm cũng có thể xảy ra do khi tắm xong, người bé còn ẩm mà mẹ đã vội quấn tã…

Một nguyên nhân hay gặp nữa là do lạm dụng phấn rôm. Nhiều mẹ rất thích thoa một lượt phấn rôm cho bé sau khi bé tắm xong. Cảm giác bé thơm tho, mát mẻ khiến mẹ lầm tưởng rằng phấn rôm có thể làm mát da mát thịt, chống rôm sẩy và chống hăm. Thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến hăm da xuất hiện.

Xem: Tuyệt chiêu cho con bú đúng cách

Ngoài ra, hăm da ở bé còn do một số nguyên nhân khác như da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, tã lót của bé không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt, bé ăn thực phẩm mới, bị tiêu chảy kéo dài
Bài thuốc dân gian trị hăm tã cho trẻ hiệu quả

Theo báo điện tử Kiến thức, dưới đây là những bài thuốc dân gian trị hăm tã cho trẻ hiệu quả, đơn giản.

Chè xanh hoặc nụ vối

Dùng lá chè xanh hoặc nụ vối hoặc lá trầu không rửa sạch, cho vào nước đun lên. Lấy nước đó đổ vào chậu cho nguội bớt. Khi nước còn hơi âm ấm, dùng rửa vùng da hăm cho bé.

Cây mã đề

Cây mã đề chữa hăm cho bé rất tốt mà việc thực hiện vô cùng đơn giản. dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da do hăm tã gây ra.

Lá khế

Lấy một nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm.